Từ năm 1907, thời điểm khởi đầu của vương triều Wangchuck tới năm những năm 1950, Bhutan là nước quân chủ chuyên chế. Năm 1953, Quốc vương Jigme Dorji Wangchuck cho lập Quốc hội đơn viện đầu tiên Tshogdu
và giảm dần quyền lực của quân chủ. Năm 2006, một bản Hiến pháp mới
được đệ trình và được thông qua vào năm 2008, cùng với các cuộc bầu cử
nghị viện lưỡng viện đầu tiên tại Bhutan diễn ra trong
tháng 12 năm 2007
và tháng 3 năm 2008 đã đưa Bhutan trở thành một nước có nền quân chủ lập hiến. Quốc vương Bhutan (Druk Gyalpo) là người đứng đầu nhà nước. Quyền hành pháp được thực hiện bởi Lhengye Zhungtshog - tức Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu bởi Thủ tướng. Quyền lập pháp được trao cho Nghị viện lưỡng viện: Hội đồng Quốc gia là thượng viện và Quốc hội là hạ viện. Một sắc lệnh hoàng gia ban hành vào ngày 22 tháng 4 năm 2007 đã bãi bỏ lệnh cấm trước đây đối với các đảng phái chính trị, cho phép họ được thành lập trước kỳ bầu cử Quốc hội sẽ được tổ chức vào năm sau.[1] Trong năm 2008, Bhutan thông qua Hiến pháp hiện đại đầu tiên, soạn thảo các thể chế chính phủ và khuôn khổ pháp lý cho một hệ thống đa đảng dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét