tại tư gia trong khu nhà chính quyền. Theo đó, 43 nhà lập pháp thân Bắc Kinh đã nhận được lời mời từ tối qua để gặp bà Lam vào 16h chiều nay.
Các đại biểu
Hồng Kông tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc (Chính hiệp) Trung Quốc cũng được mời tới cuộc gặp.
Theo SCMP, quyết định này đồng nghĩa với chính quyền đặc khu Hồng Kông cuối cùng đã chấp nhận nhượng bộ đối với 1 trong 5 yêu sách do người biểu tình đưa ra.
Một nguồn tin chính phủ cho hay, bà Lam sẽ nhấn mạnh việc rút dự luật dẫn độ là nhằm tinh giản nghị trình lập pháp. Hội đồng lập pháp Hồng Kông (LegCo) sẽ làm việc trở lại vào tháng 10 sau kỳ nghỉ, và do đó đây là một quy trình theo thủ tục.
Các cuộc biểu tình - nổ ra từ đầu tháng 6 nhằm phản đối chương trình lập pháp về Điều lệ cho phép dẫn độ tội phạm hình sự về Trung Quốc Đại lục - đã kéo dài trong suốt 13 tuần qua.
Bà Carrie Lam tuyên bố đình chỉ quá trình thông qua dự luật này vào ngày 15/6, nhưng không thể xoa dịu làn sóng phản đối. Các cuộc biểu tình đã leo thang với thêm các yêu cầu được đưa ra liên quan đến hoạt động quản lý thành phố, đồng thời các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát cũng gia tăng.
Những người biểu tình cho rằng chừng nào dự luật còn nằm trong nghị trình lập pháp thì nó vẫn có cơ hội được "hồi sinh" trong nhiệm kỳ này của LegCo - sẽ kết thúc vào năm tới.
Một ngày sau khi bà Lam thông báo đình chỉ dự luật, lượng người biểu tình đông đảo - được cho là lên đến 2 triệu người - đã xuống đường hôm 16/6. Trưởng đặc khu Hồng Kông sau đó tiếp tục tuyên bố là dự luật này "đã chết", nhấn mạnh nó không còn cơ hội được đưa trở lại nghị trình. Dù vậy, bà bị chỉ trích là kiêu ngạo và không chịu lùi bước khi không rút lại hoàn toàn dự luật.
Một số vụ đụng độ quyết liệt đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình hồi cuối tuần qua, khi cảnh sát tiến hành bắt giữ hàng loạt người tham gia cuộc tuần hành không được cấp phép, trong khi những người thị uy ném hơn 100 quả bom xăng vào các mục tiêu như trụ sở cảnh sát, ga tàu, tòa nhà chính quyền,...
"Động thái chính thức rút [dự luật dẫn độ] là bước đi nhằm làm hạ nhiệt tình hình," một nguồn tin nói với SCMP.
Nguồn tin khác nói rằng, việc rút hoàn toàn dự luật dẫn độ là giải pháp dễ dàng nhất để xoa dịu căng thẳng tại Hồng Kông.
"Trưởng đặc khu bắt đầu thay đổi suy nghĩ của bà sau cuộc gặp với 19 lãnh đạo thành phố vào hai tuần trước. Bà đã lưu tâm đến quan điểm của họ về cách làm giảm căng thẳng," nguồn tin nói.
Bên cạnh yêu cầu rút hoàn toàn dự luật dẫn độ, người biểu tình còn muốn chính quyền đặc khu lập một ủy ban điều tra hành vi của cảnh sát khi trấn áp người biểu tình, miễn tội cho những người biểu tình đã bị bắt giữ, ngưng việc xác định người biểu tình là bạo động, đồng thời khởi động lại tiến trình cải tổ chính trị bị đình trệ ở Hồng Kông.
Vào chiều hôm qua, 3/9, Văn phòng sự vụ Hồng Kông-Macau (HKMAO) thuộc Quốc vụ viện