DĐDN vừa nhận được phản ánh của nhiều DN về CV số 525/KHĐT-KGVX của Sở KH - ĐT TP Hải Phòng về việc: lập danh sách các DN, tổ chức, cá nhân mời tham gia xã hội hóa giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình nhạc nước Hải phòng.
tiếng được tháo dỡ theo như kế hoạch được thông qua trong kỳ họp thứ 3 khoá XV của HĐND TP Hải Phòng.
Bị tháo dỡ vì... sai phạm
Dự án nhạc nước được phê duyệt ngày 5/12/2014 với tổng mức đầu tư là 194,964 tỷ đồng do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng làm chủ đầu tư; Cty TNHH Du lịch Sơn Lâm là đơn vị thực hiện việc thiết kế, thi công. Sau một thời gian vận hành, dự án đã bộc lộ rõ nhiều bất cập, đó là vị trí đặt công trình tại lòng hồ Tam Bạc không phù hợp, không đảm bảo mỹ quan đô thị, chưa thu hút được đông đảo nhân dân và du khách, hoạt động của công trình ảnh hưởng không tốt đến người dân xung quanh; hàng năm ngân sách phải chi trả cho việc vận hàng công trình 2 tỷ đồng; dự án cũng không thể bán vé để thu và bù đắp chi phí gây tốn kém cho ngân sách thành phố.
Việc tháo dỡ công trình này được HĐND TP Hải Phòng thông qua bởi sự kém hiệu quả, lãng phí và bất hợp lý của công trình này. Mọi chi phí tháo dỡ sẽ do Cty TNHH Sơn Lâm chịu trách nhiệm. Trước đó, số kinh phí UBND TP Hải Phòng đã cấp cho dự án là 90,26 tỷ đồng. Trong đó, chủ đầu tư đã chi tạm ứng theo Hợp đồng cho Cty TNHH Dịch vụ Sơn Lâm 88,5 tỷ đồng/179,83 tỷ đồng (chiếm 49% giá trị hợp đồng). Khoản kinh phí mà thành phố đã tạm ứng này, UBND TP sẽ có kế hoạch tổ chức xã hội hóa tối đa để bù đắp cho ngân sách.
Chính quyền chi sai, DN phải... bù đắp
Ngày 27/03/2017, Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hải Phòng lại có Công văn số 525/KHĐT – KGVX về việc lập danh sách các DN, tổ chức, cá nhân mời tham gia tài trợ để giải quyết vấn đề tồn đọng của dự án nhạc nước hàng trăm tỷ đồng đã bị dỡ bỏ trước đó. Trong đó nêu rõ: “Tổ công tác thực hiện vận động xã hội hóa thực hiện Nghị quyết số 144/NĐ – HĐND đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Sở: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch và các ngành liên quan lên danh sách các DN, tổ chức, cá nhân mời tham gia tài trợ”. Theo như nội dung CV số 525/KHĐT- KGVX thì nguồn vốn xã hội hóa để bù đắp cho ngân sách khi công trình nhạc nước bị tháo dỡ mà thành phố đã đề cập đến tại quyết định 144 chính là lấy từ việc kêu gọi sự ủng hộ từ phía các tổ chức, cá nhân, DN.
Ngay sau khi nhận được công văn từ phía Sở Kế hoạch và Đầu tư, một số quận huyện trên địa bàn đã có công văn gửi tới các đơn vị có liên quan, các hiệp hội DN về việc đề xuất danh sách các DN, tổ chức, cá nhân để mời tài trợ. Điều này khiến cho các DN vô cùng bức xúc. Bởi theo các DN, số tiền 88,5 tỷ đồng TP Hải Phòng đã tạm ứng cho Cty TNHH Du lịch Sơn Lâm Hải Phòng lại tìm hướng... xã hội hóa như thế nào cho phù hợp, thành phố lại đẩy việc bù đắp này lên đầu các DN. Việc làm này của thành phố Hải Phòng có khác nào ép các DN vào tình thế “quýt làm cam chịu”.
Sau hơn 2 năm thực hiện và vận hành, công trình nhạc nước tốn đến hàng trăm tỷ đồng bỗng chốc bị tháo dỡ khi còn chưa được nghiệm thu. Bất ngờ hơn khi khoản phí đã tạm ứng cho đơn vị thi công lại được bù đắp bởi... đề xuất kinh phí hỗ trợ của các DN trên địa bàn thành phố.
Minh Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét