|
Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến kiểu Anh, trong đó:
– Nhà Vua là biểu tượng của đất nước và sự thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại.
– Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập. Ba cơ quan quyền lực này độc lập, kiểm soát và hỗ trợ nhau.
+ Lập pháp gồm 2 viện: Thượng viện (参議院) 252 ghế và Hạ viện (衆議院) 480 ghế
+ Hành pháp: Nội các
+ Tư pháp: Tòa án. |
Nhật Bản là quốc gia có đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
- Đảng Dân chủ Tự do (LDP 自由民主党)
- Đảng Dân chủ (JDP 民主党)
- Đảng Komei (NKP 公明党)
- Đảng Xã hội Dân chủ (JSP 社会民主党)
- Đảng Cộng sản (JCP 日本共産党)
Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP 自由民主党)
-
Bài chi tiết: Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản
Thành lập tháng 11 năm 1955, là đảng tư sản-bảo thủ lớn nhất, hiện chiếm 296/480 ghế tại Hạ viện và
115/252 ghế tại Thượng viện. Đảng LDP cầm quyền liên tục 38 năm từ 1955 đến 1993. Do mâu thuẫn nội bộ và bị phân liệt, LDP đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 7 năm 1993 và bị mất quyền lãnh đạo đất nước. Cuối tháng 6 năm 1994
LDP đã liên minh với Đảng Xã hội và Đảng Tiên phong để lập chính phủ,
do Chủ tịch Đảng Xã hội Murayama làm Thủ tướng. Từ tháng 1 năm 1996
LDP lại đứng đầu một chính quyền liên hiệp 3 đảng LDP-Công Minh-Tự do,
do Ruytaro Hashimoto làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Thượng viện tháng 7
năm 1998, LDP bị thất bại nặng nề, ông Hashimoto buộc phải từ chức Chủ tịch LDP và ngày 30 tháng 7 năm 1998,
Quốc hội Nhật Bản đã bỏ phiếu bầu ông Keizo Obuchi làm Thủ tướng thay
ông Hashimoto. Thủ tướng Yoshiro Mori, người kế nhiệm sau khi ông Obuchi
mất cũng phải từ chức sau gần 1 năm cầm quyền do đã làm uy tín của LDP
giảm sút nghiêm trọng.
Ông Koizumi Junichiro
- một người có chủ trương cải cách LDP đã được bầu làm Chủ tịch đảng
đồng thời là Thủ tướng Nhật với đa số áp đảo 298/482 phiếu tại Đại hội
Đảng LDP trước nhiệm kỳ (24/4/2001) với tỷ lệ ủng hộ đạt kỷ lục 85%.
Ngày 20 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Koizumi đã tái cử làm Chủ tịch Đảng LDP nhiệm kỳ 2 năm đồng thời tiếp tục ở cương vị Thủ tướng. Ngày 11 tháng 9 năm 2005
đảng LPD giành được đa số phiếu trong tổng tuyển cử với chủ trương tư
nhân hóa công ty Bưu chính Nhật Bản. Ngày 20 tháng 9 năm 2006, ông Abe Shinzo được bầu làm Chủ tịch đảng và được Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng vào ngày 26 tháng 9
với 339/475 phiếu. Trong cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm
2007, đảng Dân chủ Tự do bị thất bại nặng nề và không còn là đảng lớn
nhất trong thượng viện.
Đảng Dân chủ (DPJ 民主党)
-
Bài chi tiết: Đảng Dân chủ (Nhật Bản)
Thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1996, thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã hội và Đảng Sakigake. Tháng 4 năm 1998, Đảng Dân chủ sát nhập thêm Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ,
thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập lớn nhất. Hiện nay,
đảng này có 113/480 ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày 5
tháng 10 năm 2003,
Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với 204 nghị
sĩ trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Chủ tịch Đảng Dân chủ mới là ông Okada
Kazuya. Sau cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, Đảng Dân
chủ trở thành đảng lớn nhất trong thượng viện.
Đảng Komei (Công Minh) (NKP 公明党)
-
Bài chi tiết: Đảng Tân Kōmeitō
Được thành lập vào tháng 11 năm 1964. Năm 1998,
từ một số thành viên đảng Komei cũ trong Tân đảng Hoà bình ở Hạ viện và Komei ở
Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Komei mới. Hiện nay, đảng này tham
gia vào chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi với 24 ghế tại Thượng
viện và 34 ghế tại Hạ viện.
Đảng Xã hội Dân chủ (SDP 社会民主党)
-
Bài chi tiết: Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản
Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập tháng 11 năm 1945, có cơ sở chủ yếu trong tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân chủ. Đến đầu 1990 là đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội. Do bị thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện năm 1993,
Đảng Xã hội Dân chủ buộc phải thay đổi hầu hết các chính sách cơ bản
(về lực lượng tự vệ, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ...) để liên minh với các
đảng khác. Từ tháng 8 năm 1994 đến hết 1995,
Đảng Xã hội Dân chủ liên minh với LDP và Shakigake để lập nội các do
Chủ tịch Đảng Murayama làm Thủ tướng. Murayama là Thủ tướng đầu tiên của
Nhật Bản đến thăm Việt Nam vào năm 1994 nối lại quan hệ Nhật - Việt từ
sau 1945. Ngày nay nội bộ đảng ngày càng suy yếu, phân hóa nghiêm trọng.
Do nhiều nghị sĩ đã bỏ đảng và gia nhập đảng Dân chủ (tháng 9 năm 1996),
Đảng Xã hội Dân chủ hầu như bị tan rã và thất bại lớn trong bầu cử
tháng 10 năm 1996, mất nửa số ghế. Hiện nay đảng này chiếm 7/480 ghế
trong Hạ viện và 5 ghế trong Thượng viện.
Đảng Cộng sản (JCP 日本共産党)
-
Được thành lập năm 1922, song chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai
mới được ra hoạt động công khai. Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện,
7/242 ghế trong Thượng viện. Đảng Cộng sản Nhật Bản có tổ chức chặt chẽ,
kiên định đường lối; chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Nhật Bản
thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường; bảo vệ quyền lợi
của người lao động, chống tư bản Nhật. Gần đây, Đảng Cộng sản đã thay
đổi lập trường trên một số vấn đề như thừa nhận Nhật Hoàng, Hiệp ước an
ninh Nhật-Mỹ..., tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập
chính quyền liên hiệp dân chủ. Năm 1998, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc sau 31 năm gián đoạn. Tháng 11 năm 2000,
Đảng cộng sản đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 22, lần đần tiên đưa ra
đề án "Cải cách Nhật Bản" chủ trương thông qua việc tham gia chính quyền
liên hiệp, chủ trương không đòi thủ tiêu ngay Cục phòng vệ mà tiến hành
từng bước dần dần, theo từng giai đoạn. Do đường lối không đổi mới nên
Đảng Cộng sản đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 11 năm 2003 (mất 11 ghế). Đặc biệt, tại Đại hội 23 năm 2004,
Đảng Cộng sản đã sửa đổi cương lĩnh và đường lối trong đó từ bỏ đấu
tranh cách mạng và chuyên chính vô sản, chủ trương ủng hộ Nhật Hoàng,
lực lượng phòng vệ...
Ngoài ra còn có một số đảng đối lập trong Quốc hội như: CLB Cải Cách...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét