Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Hiệp định cptpp , người lao động kỳ vọng ở công đoàn độc lập do chính mình thành lập ra, để bảo vệ chính mình.


WASHINGTON – Phụ tá đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động của ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Tom Malinowski, loan báo với 1 nhóm phóng viên hôm Thứ Sáu: Hoa Kỳ mong muốn Vietnam trả tự do 1 số tù nhân luơng tâm trong nay mai giữa lúc QH Hoa Kỳ luợng định về Vietnam trong cuộc đàm phán thương uớc xuyên Thái Bình Dương (TPP) – TPP có thể đem lại cơ hội cho Vietnam phát triển kinh tế trong khi Hoa Kỳ muốn thúc đẩy Hànội cải tiến các điều kiện nhân quyền trong nước.
Ông Malinowski nói rõ “Trong đoản kỳ, dĩ nhiên chúng tôi muốn thấy các nhà ly khai đuợc phóng thích – chúng tôi muốn nhân quyền tiến đúng hướng, không lạc hướng, tại Vietnam”.
Ông nói “Vietnam còn giam giữ khoảng 100 người, so với 160 người vào năm 2013”.
Tại thủ đô HoaKỳ hôm Thứ Năm, Thượng Viện đã biểu quyết với tỉ số phiếu 65/33 cho phép chính quyền Obama thương lựọng TPP theo thủ tục tốc hành, Lập Pháp có thể thuận hay bác nhưng không đuợc tu chính. Hạ Viện chưa thảo luận để quyết định.
Trong khi đó, qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Đoan Trang, Thứ trưởng ngoại giao Tom Malinowski nói rằng khi VN gia nhập TPP, bắt buộc phải thực thi cho lập công đoàn đôc lập, và phải cho dân chúng quyền tự do lập hội.
Bài phỏng vấn này đăng ở Bauxite VN, mang tựa đề “Vào TPP, lợi ích Việt Nam hưởng sẽ vượt xa rủi ro”…
Trong naỳ, trích một vấn đáp cho thấy 2 quyền này (công đoàn độc lập, quyền tự do lập hội) là bắt buộc:
“[Hỏi]: Tại cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi, phái đoàn Mỹ có gắn những đòi hỏi về nhân quyền với việc Việt Nam và TPP không?

Đáp: Việc gia nhập TPP, đối với bất kỳ quốc gia nào, đều được gắn chặt với một yêu cầu là phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận về quyền lao động. Và, một trong những điều quan trọng nhất, là tiêu chuẩn về lao động và quyền tự do lập hội. Đó là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các nước muốn tham gia TPP, và cũng là một phần trong cuộc thương thảo của chúng tôi với chính phủ Việt Nam.
Một trong những điểm chúng tôi nêu rõ với chính quyền Việt Nam là: Nhiều công nhân ở Việt Nam thật ra đã lập hội rồi. Họ thực sự đang thực thi sáng kiến thành lập các công đoàn lao động ở địa phương để bảo vệ quyền của mình. Có điều họ đang làm như vậy mà không được pháp luật công nhận. Họ không được pháp luật bảo vệ. Cụ thể hơn, tất cả những gì chúng tôi đề nghị Việt Nam làm chỉ là công nhận những thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam rồi. Công nhân Việt Nam cần được pháp luật bảo vệ. Chúng tôi nghĩ điều đó rất, rất có lợi cho nhà nước, vì nó củng cố quan hệ ổn định giữa công nhân và giới chủ, đồng thời cũng giúp Việt Nam vào TPP.
Ngoài vấn đề quyền lao động, Quốc hội Mỹ cũng rất quan ngại về các vấn đề nhân quyền khác ở Việt Nam. Triển vọng Việt Nam vào TPP là có thật nếu nhà nước tiếp tục có các biện pháp cải thiện nhân quyền, như trả tự do cho tù nhân lương tâm và tiến hành cải cách tư pháp.”
Trả lời câu hỏi của nhà báo Đoan Trang rằng CSVN ưa lừa dối, hứa lèo, Mỹ sẽ phản ứng ra sao, Malinowski nói:
“…Nếu Việt Nam được chấp thuận vào TPP thì sẽ có một hiệp định, với những cam kết cụ thể, đặc biệt về vấn đề quyền lao động và quyền lập hội. Tôi nghĩ, nhờ đó, người dân Việt Nam và xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có thể nhìn vào từng cam kết cụ thể và tuyên bố rõ rằng họ muốn chính quyền phải tuân thủ cam kết nào.
Tôi có thể khẳng định là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn rất, rất chặt chẽ khối xã hội dân sự Việt Nam trong quá trình chúng tôi giám sát việc Việt Nam thực thi các cam kết sau khi vào TPP, nếu hiệp định kia được ký kết. Do đó, tiếng nói của những người đang đấu tranh vì nhân quyền và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ. Nó đã vươn xa ra ngoài Việt Nam, được cả thế giới lắng nghe, và sẽ tiếp tục được lắng nghe.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét