Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó. Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, một mối quan hệ nên được coi là “chiến lược” đối với Việt Nam chỉ khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng, và vị thế quốc tế của Việt Nam. Trong ba khía cạnh này, hai khía cạnh an ninh và thịnh vượng phải là hai khía cạnh cốt yếu, còn khía cạnh cuối cùng chỉ mang ý nghĩa thứ yếu [1]. Trong bài phỏng vấn của Báo điện tử Chính phủ năm 2015, ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao đã thống kê: Việt Nam có 3 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược (tính cả 3 đối tác chiến lược toàn diện) và 12 đối tác toàn diện[2].
Tới tháng 3/2018, với việc Úc đã trở thành đối tác chiến lược thứ 16 của Việt Nam, hiện Việt Nam có: 3 đối tác chiến lược toàn diện, 16 đối tác chiến lược (3 đối tác chiến lược toàn diện) và 11 đối tác toàn diện[3].
Mục lục
- 1.1 Liên Bang Nga
- 1.2 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 1.3 Cộng hòa Ấn Độ
- 1.4 Úc vừa ký 2018
- 1.5 Hướng tiếp theo là hoa kỳ.
- 2.1 Nhật Bản
- 2.2 Đại Hàn Dân Quốc
- 2.3 Vương Quốc Tây Ban Nha
- 2.4 Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
- 2.5 Cộng hòa Liên Bang Đức
- 2.6 Cộng hòa Ý
- 2.7 Cộng hòa Indonesia
- 2.8 Vương quốc Thái Lan
- 2.9 Cộng hòa Singapore
- 2.10 Cộng hòa Pháp
- 2.11 Liên bang Malaysia
- 2.12 Cộng hòa Philippines
- 2.13 Thịnh vượng chung Úc
Đối tác chiến lược toàn diện
Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.Tới nay, có 3 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Nga (2012), Trung Quốc (2008) và Ấn Độ (2016).
Liên Bang Nga
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt - Nga
Ngày 20/11/2006, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Liên bang Nga Putin, hai bên ra tuyên bố về "quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước".
Ngày 27/7/2012, trong chuyến đi thăm Liên Bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt - Nga ghi nhận hai nước "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Bài chi tiết: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam
Cộng hòa Ấn Độ
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 2-3/9/2016, hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược lên "Đối tác chiến lược toàn diện" [7].
Đối tác chiến lược
Đối tác chiến lược là đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.Theo giáo sư Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), "đối tác chiến lược" phải bao gồm những nội dung sau:
-
- Không tấn công lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau.
Về hình thức, đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương, diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không hướng tới một kết cục cụ thể.
Đối tác chiến lược trên thế giới
- Trung Quốc: là nước có nhiều quan hệ đối tác chiến lược nhất thế giới với hơn 60 đối tác, trong đó có cả những nước nhỏ như Lào, Campuchia, Kazakhstan, Afghanistan và ba đối tác là các tổ chức quốc tế gồm EU, ASEAN và Liên minh châu Phi.
- Nga: hơn 40 đối tác chiến lược và tương đương.
- Mỹ: 9 đối tác chiến lược, 3 đối tác toàn diện, 2 quan hệ đặc biệt với Anh và Israel, 2 quan hệ đồng minh ngoài NATO, 8 quan hệ đồng minh khác. Tổng cộng 24 đối tác chiến lược hoặc tương đương trở lên.
- Pháp: 13 đối tác chiến lược
- Anh, Ấn Độ: mỗi nước có 12 quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược;
Danh sách dưới đây không liệt kê lại 3 nước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ở phần trên.
Nhật Bản
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Ngày 18/03/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký tuyên bô chung nâng cấp quan hệ VN-NB lên quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á[9].
Đại Hàn Dân Quốc
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
Vương Quốc Tây Ban Nha
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Tây Ban Nha
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Vương Quốc Anh
Cộng hòa Liên Bang Đức
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Đức
Tuy nhiên, trong cuộc căng thẳng ngoại giao về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, ngày 22/09/2017 Đức tuyên bố tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược và trục xuất thêm một nhà ngoại giao của Việt Nam.
Cộng hòa Ý
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Ý
Cộng hòa Indonesia
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Indonesia
Vương quốc Thái Lan
- Bài chi tiết: Quan hệ Thái Lan – Việt Nam
Cộng hòa Singapore
- Bài chi tiết: Quan hệ Singapore – Việt Nam
Cộng hòa Pháp
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Pháp
Liên bang Malaysia
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Malaysia
Trong chuyến thăm từ ngày 7-8/8/2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Najib Rajak đã chính thức ký tuyên bố về nâng cấp quan hệ 2 nước thành đối tác chiến lược.[12]
Cộng hòa Philippines
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Philippines
Thịnh vượng chung Úc
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Australia
Trong chuyến công du tới Úc từ 14-18/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được tiếp đón theo nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ tại tòa Nhà Quốc hội Australia. Ngay sau đó, sáng ngày 15/3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, nâng cấp quan hệ Việt - Úc từ Đối tác toàn diện năm 2009 lên cấp Đối tác chiến lược [14].
Đối tác toàn diện
Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Tới 2017, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác toàn diện với 11 quốc gia: Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela (2007), New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013), Myanmar (2017), Canada (2017).Cộng hòa Nam Phi
Từ ngày 22-25 tháng 11 năm 2004 Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nam Phi trong chuyến thăm 3 nước Maroc, An-giê-ri, Nam Phi. Nhân dịp này, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, KHKT", Thoả thuận thành lập UB thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp".Cộng hòa Chile
Tháng 5 năm 2007 Trong chuyến thăm Chile của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh,2 bên đã ra Tuyên bố chung cấp cao xác định khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện.Cộng hoà Liên bang Brazil
Nhân chuyến thăm Nam Mỹ tháng 5 năm 2007,Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva,sau đó lãnh đạo 2 bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện.Cộng hòa Bolivar Venezuela
Trong chuyến thăm Venezuela của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5 năm 2007,2 bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diệnNew Zealand
Tháng 9 năm 2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức New Zealand. Lãnh đạo cấp cao 2 nước đã nhất trí thiết lập Quan hệ đối tác toàn diện.Cộng hoà Argentina
Ngày 16 tháng 4 năm 2010, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Cung Tổng thống La Rosada ở Thủ đô Buenos Aires, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner.Họp báo sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp lên thành đối tác toàn diệnUkraina
Tháng 3 năm 2011 Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thăm cấp nhà nước Việt Nam,trong chuyến thăm hai bên nhất trí về triển vọng to lớn phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – UkraineHợp chúng quốc Hoa Kỳ
Ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.Hai nhà Lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.Vương Quốc Đan Mạch
Ngày 19 tháng 9 năm 2013 tại Copenhagen,Đan Mạch.Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện.Cộng hòa Liên bang Myarmar
Ngày 24 tháng 8 năm 2017 tại Naypyidaw, Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp thân mật với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw. Sau cuộc gặp hai nhà lãnh đạo đã tiến hành hội đàm, trong đó hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ “Quan hệ Đối tác, hợp tác toàn diện” giữa nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.Canada
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 11 năm 2017 nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, vào ngày 8 tháng 11, hai bên đã ra tuyên bố "thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện".[15]Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vực
Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vực là sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả hai nước đều có sự tin cậy lẫn nhau. Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác.Vương quốc Hà Lan
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 8 tại Brussels, Bỉ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan Balkenende ngày 4 tháng 10 năm 2010 đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược trong Quản lý Nước và Ứng phó với Biến đổi khí hậu, đưa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này lên tầm cao nhất.Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte ngày 16 tháng 6 năm 2014,Việt Nam và Hà Lan chính thức thiết lập thêm cơ chế Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực.
Quan hệ đặc biệt
Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, gắn bó với quá trình lịch sử lâu dài. [cần dẫn nguồn]Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Lào
Vương Quốc Campuchia
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Campuchia
Cộng hòa Cuba
- Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Cuba
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét