Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Hiệp định CPTPP: Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn để hưởng lợi .



Hiệp định CPTPP: Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn để hưởng lợi

Hiệp định CPTPP tạo áp lực cải cách thể chế, cải cách chính sách để mang lại môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

  • 05-03-2018 Bộ Công Thương: Doanh nghiệp Việt cần tận dụng lợi thế của CPTPP Kinh tế
  • 05-03-2018 Việt Nam trông đợi gì ở Hiệp định CPTPP sắp được ký?
  • 22-02-2018 Phiên bản CPTPP cuối cùng đóng băng các điều khoản Mỹ đòi hỏi

TS. Võ Trí Thành
Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
57 bài viết
  • Giảm tiền mặt trong thanh toán: Không thể một sớm một chiều
    Tại: Giảm tiền mặt trong thanh toán: Không thể một sớm một chiều
  • Giảm lãi suất vẫn là bài toán khó
    Tại: Giảm lãi suất vẫn là bài toán khó
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia hoàn tất đàm phán, thống nhất sẽ tiến hành quá trình rà soát pháp lý cũng như hoàn tất các thủ tục nội bộ để chuẩn bị cho việc ký kết.
Không có Mỹ, CPTPP vẫn nhiều tiềm năng
Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vừa qua, Hiệp định TPP trước đây và một phần của CPTPP vẫn được nhận định là một trong những “hòn đá tảng” để trong dài hạn tiến tới một Hiệp định thương mại tự do cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).
Bởi lẽ, mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định CPTPP cũng như quá trình đám phán giữa 11 quốc gia có rất nhiều trắc trở, khó khăn, nhưng về cơ bản hiệp định này vẫn giữ được là một hiệp định có chất lượng cao. Đặc biệt, Hiệp định có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc cải cách thể chế, cải cách chính sách, cải cách điều tiết của mỗi quốc gia, từ đó kỳ vọng sẽ đem lại môi trường đầu tư kinh doanh vô cùng thuận lợi cho các nước tham gia, trong đó có Việt Nam.

Hiệp định CPTPP: Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn để hưởng lợi - Ảnh 1.
Hiệp định CPTPP vẫn là một hiệp định hết sức quan trọng, đặc biệt đối với Việt Nam. (Ảnh minh họa: Internet)
Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương cho rằng, cũng giống như bất kỳ các Hiệp định thương mại tự do nào, CPTPP cũng có những tác động tích cực về thương mại, đầu tư và dịch vụ.
Đối với Việt Nam, tác động nhiều mặt nói trên có thể không lớn như khi có Mỹ tham gia, vì thị trường Mỹ rất lớn và các nhà đầu tư Mỹ là rất quan trọng và Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, cũng như nhà đầu tư trong top 10 nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam… nhưng với ý nghĩa của tiến trình hội nhập khu vực, cải cách thể chế, Hiệp định CPTPP vẫn là một hiệp định hết sức quan trọng, đặc biệt đối với Việt Nam.
Mặc dù không có Mỹ, CPTPP vẫn còn rất nhiều nước tham gia hiệp định này như Nhật Bản, Canada, Australia… và đây vẫn là những thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu cũng như đầu tư của Việt Nam và tại Việt Nam. Điều quan trọng hơn, ý nghĩa của CPTPP có thể Việt Nam cũng chưa thể lường trước được, đó chính là tác động của hiệp định đối với thể chế cũng như việc hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.
Theo TS. Võ Trí Thành, vì là Hiệp định chất lượng cao, đòi hỏi Việt Nam cần phải có những bước cải cách đột phá mạnh mẽ trong rất nhiều các lĩnh vực cho môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trở nên thuận lợi hơn. Việc cải cách này cũng gắn với những cải cách của Chính phủ nên chi phí giao dịch sẽ giảm và như vậy cũng sẽ tạo ra được những tiền đề rất tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phong trào khởi nghiệp thực chất sẽ đi lên.
“Đây là hiệp định chất lượng cao nên nó sẽ phản ánh được những xu thế mới trong thương mại đầu tư và dịch vụ. Mặc dù hiệp định không có Mỹ tham gia nhưng cũng là bước tập dượt rất tốt đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách, trong đó có các doanh nghiệp. Do đó, trong tương lai, nếu có những hiệp định khác có chất lượng cao như CPTPP, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc đáp ứng và thực thi những quy định mới, đây sẽ là những tác động rất lớn bên cạnh các tác động đã từng biết”, TS. Võ Trí Thành nói.
Áp lực đổi mới không chỉ cho Chính phủ
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, là một trong những quốc gia tích cực tham gia sáng lập CPTPP, Việt Nam sẽ có những lợi thế, nhất là CPTPP sẽ đưa đến áp lực tăng tốc độ cải cách thể chế ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tự thân và chủ động của các doanh nghiệp. Khi mở cửa ra thế giới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được rất nhiều qua thực tế, điều này sẽ tiến bộ hơn rất nhiều so với việc học hỏi trên văn bản và ngôn từ của Hiệp định.
TS. Võ Trí Thành nhận định, dù Việt Nam có lợi thế từ Hiệp định CPTPP, nhưng đây là hiệp định mang tính mở nên các quốc gia tham gia sau phải trải qua một quá trình. Ngoài ra còn phải đáp ứng các yêu cầu khác, vì sáng lập và tham gia hiệp định trước bao giờ cũng có lợi thế hơn nhưng cũng bị áp đặt các tiêu chuẩn rất cao. Điều này càng cho thấy xu thế đa phương, ngoại giao chủ động tích cực khi xây dựng luật chơi.
Do đó, để chuẩn bị tham gia CPTPP, TS. Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam rất cần việc cải cách mạnh mẽ từ bên trong, vì đây là thời điểm rất cần cho yêu cầu tự thân của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định Thương mại tự do chất lượng cao. Do đó, việc kết hợp hài hòa giữa cải cách bên trong, đặc biệt là cải cách thể chế với cam kết hội nhập là điều cực kỳ quan trọng, là ưu tiên số một.
Hiệp định CPTPP: Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn để hưởng lợi - Ảnh 2.
TS. Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương. (Ảnh: VietnamFinance)

Cho đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách bộ máy hành chính nhưng chưa đủ bởi thể chế rộng hơn rất nhiều, nên những nỗ lực đó mới chỉ là bước đầu, vẫn cần phải đi sâu vào cải cách thể chế để thực sự đạt được bộ máy nhà nước chuyên nghiệp, minh bạch, có tính giải trình cao và chất thị trường ở Việt Nam phải hiện đại và đầy đủ để hội nhập tốt.
Ngoài ra, việc tham gia Hiệp định CPTPP không chỉ là cuộc chơi của riêng Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách, cuối cùng “đội xung kích” quan trọng nhất vẫn chính là các doanh nghiệp và nói rộng hơn là toàn thể người dân.
Do vậy, làm sao để tính tương tác giữa Chính phủ và người dân làm sao phải cùng trên một con thuyền cải cách và hội nhập, cần xác định thực thi cam kết là quan trọng hay thực thi cam kết với ý nghĩa lớn hơn là quá trình cải cách. “Việt Nam cần phải biết những thế mạnh mình đang ở đâu để phát huy nó và có được những ưu tiên và tập trung nguồn lực còn rất nhiều hạn chế vào đó. Quan trọng là phải biết chơi, biết gắn với những “người khổng lồ” để học được những thứ tốt nhất”, TS. Võ Trí Thành cho hay./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét