Cs nói thì hay làm thì đểu. Đây gọi là thảm họa cs của nhân dân Việt nam:
Xăng dầu lãi lớn, giá bán lẻ vẫn cao; nông dân thua
lỗ vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng phi mã, các công ty kinh doanh phân bón - thức ăn chăn nuôi lãi lớn; doanh nghiệp và người dân khó khăn, nhưng các ngân hàng bỏ túi lợi nhuận hàng chục ngàn tỉ đồng..Nguyên tắc “rủi ro sẻ chia, lợi ích hài hòa” ở một số lĩnh vực dường như chỉ là lý thuyết.
Mùa báo cáo tài chính nửa đầu năm 2022 của các ngân hàng vừa hé lộ lại gây sốt thị trường với những con số lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc. Nhưng đây là điều ai cũng có thể đoán được bởi suốt gần 3 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, bất chấp doanh nghiệp, người dân khó khăn nhường nào thì lợi nhuận của các nhà băng vẫn vùn vụt tiến về phía trước. Câu hỏi sẻ chia lợi ích của ngành này với chính khách hàng của mình được đặt ra rất nhiều lần, thế nhưng ai khó cứ khó, các nhà băng vẫn hái quả ngọt đều tay.
Mỗi lần nói đến vấn đề này, ngành ngân hàng lại đưa ra mức lãi vay, nhất là với những ngành ưu tiên đã giảm so với trước khi có đại dịch. Nhưng Việt Nam là nền kinh tế mở, hàng hóa chúng ta sản xuất không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất bán đi toàn cầu và ngược lại. Thế nên chi phí vốn mà doanh nghiệp Việt phải trả, cần được so sánh với chi phí vốn của các nước trong khu vực và trên thế giới để thấy rõ nó đã tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, của hàng Việt như thế nào chứ không thể cứ mãi so với “trước kia”.
Nói đến cảnh “người ăn không hết, kẻ lần không ra” không thể không nhớ đến bức tranh đối lập giữa những người nông dân nuôi trồng và các công ty kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi. Đại dịch, căng thẳng Ukraine - Nga; chính sách zero Covid của thị trường Trung Quốc khiến nguyên liệu đầu vào tăng vọt trong khi tiêu thụ nông sản sụt giảm cả về sản lượng và giá. Thua lỗ, nợ nần, khó chồng khó khiến nhiều nông hộ không dám tái đàn, tái vụ. Thế nhưng đối tác của họ, những doanh nghiệp phân bón và thức ăn chăn nuôi lại có những vụ mùa bội thu. Chia sẻ lợi ích ở ngành này có lẽ mãi là điều xa xỉ khi người nông dân - những người làm ra những nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới chưa bao giờ thoát khó.
Ở thời điểm hiện tại, câu chuyện sẻ chia lợi ích lại nóng lên với báo cáo lợi nhuận của ngành xăng dầu. Giá xăng dầu tăng phi mã đã và đang là vấn đề của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong nước, từ đầu năm tới nay, giảm giá xăng dầu để kiểm soát lạm phát, kiểm soát mặt bằng giá cả hàng hóa tiêu dùng được nói đến nhiều nhất, kiến nghị - đề xuất nhiều nhất bởi tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp, đời sống của người dân cũng như sự phục hồi của nền kinh tế là mạnh nhất.
Thế nhưng chúng ta vẫn chỉ giảm rón rén, nhỏ giọt và hết sức chậm trễ vì sợ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Song báo cáo tài chính mà ngành này vừa hé lộ cho thấy những con số doanh thu và lợi nhuận rất lớn. Cũng đồng nghĩa với số thu ngân sách từ ngành này sẽ tăng mạnh. Vậy câu chuyện sẻ chia lợi ích với người dân và cả nền kinh tế được đặt ở đâu, tính như thế nào? Nhất là khi chúng ta có tài nguyên dầu thô, có nhà máy lọc dầu và đây cũng là mặt hàng nhà nước kiểm soát giá.
Kinh tế toàn cầu khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh có lãi lẽ ra là điều đáng mừng. Thế nhưng nếu lợi ích của một ngành được đặt trên lợi ích của người dân và nền kinh tế thì niềm vui không thể trọn vẹn. Trong trường hợp này, cần có sự can thiệp của Nhà nước để “hài hòa lợi ích”, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng như phục hồi kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét