Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị cô lập trong trật tự kinh tế toàn cầu mới .

Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị cô lập trong trật tự kinh tế toàn cầu mới

Trung Quốc dường như ngày càng tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu . Chiến tranh thương mại, cạnh tranh địa chính trị, trò chơi đổ lỗi lẫn nhau về Covid-19 cùng xu hướng phi toàn cầu hóa, trừng phạt và chia rẽ khiến nhiều quan chức Bắc Kinh cho rằng thế giới có nhiều sự thù địch với Trung Quốc trong những năm tới.Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị cô lập trên trường Quốc tế ngày càng rõ .



Cho đến tuần trước, gần như toàn bộ nguồn thịt bò Angus từ trang trại gia đình rộng hơn 6.000 hecta của Robert Mackenzie ở thành phố Newcastle, bang New South Wales, vẫn có điểm đến là Trung Quốc. Tuy nhiên, bất đồng thương mại đã khiến Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ 4 lò mổ Australia, tạo ra “lo ngại lớn” cho nhà sáng lập Macka’s, công ty chuyên xuất khẩu thịt bò thượng hạng.
“Sau một tháng, lệnh cấm sẽ gây thiệt hại cho tôi. Mọi sự ngừng nhập khẩu đều gây tổn thương cho nông dân, nhà sản xuất, các hộ gia đình và người tiêu dùng. Lần này, chúng tôi cảm thấy gánh nặng”, Mackenzie nói. Ông thuê một trong 4 lò mổ trên để xử lý thịt bò của trang trại.
Hành động của Trung Quốc cơ sở pháp lý là do khai báo sai trong tài liệu hải quan nhưng nhiều người tin Trung Quốc muốn đáp trả việc Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Những người nuôi bò Australia như Mackenzie, cùng với các nhà xuất khẩu lúa mạch hiện phải chịu thuế 80% khi xuất sang Trung Quốc. Trước đó, các hãng bán lẻ Hàn Quốc, nông dân trồng chuối ở Philippines, người trồng cải dầu Canada, người nuôi cá hồi Na Uy cũng chung số phận vì căng thẳng chính trị với nền kinh tế Trung Quốc .

Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị cô lập trong trật tự kinh tế toàn cầu mới - Ảnh 1.
Trung Quốc thông báo dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ của Australia. Ảnh: WSJ.
 Trung Quốc dường như ngày càng tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu, dẫn đến lo ngại Bắc Kinh có thể triển khai nhiều động thái thương mại cứng rắn hơn.
Chiến tranh thương mại, cạnh tranh địa chính trị, trò chơi đổ lỗi lẫn nhau về Covid-19 cùng xu hướng phi toàn cầu hóa, trừng phạt và chia rẽ khiến nhiều quan chức Bắc Kinh cho rằng thế giới có nhiều sự thù địch với Trung Quốc trong những năm tới.
“Có vẻ chính phủ Trung Quốc muốn đặt chính trị lên trước thương mại”, Zhaokang Jiang, giám đốc công ty tư vấn thương mại GSC Potomac, nhận định. “Trung Quốc thích hệ thống đa phương nhưng nếu mọi thứ không thể chấp nhận được, họ sẽ thay đổi hướng đi”.
Tốc độ Trung Quốc thực hiện ý định áp lệnh an ninh quốc gia với đặc khu hành chính Hong Kong – động thái vấp phải sự chỉ trích từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều chính trị gia, khiến một số người lo Washington thu hồi trạng thái thương mại đặc biệt với Hong Kong – là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh ưu tiên chính trị hơn thương mại.
Trong khi đó, đóng góp của xuất khẩu vào GDP của Trung Quốc trong năm 2019 là 17,4%, giảm đáng kể so với con số 36,04% năm 2006. Nhập khẩu giảm từ đỉnh 23,37% GDP năm 2011 xuống 14,45% trong năm 2019.
Thương mại hàng hóa chiếm 64,4% kinh tế Trung Quốc năm 2006, theo số liệu từ World Bank, giảm còn 32% trong năm ngoái.
Trung Quốc đang phụ thuộc vào thương mại nước ngoài ít chưa từng thấy và tìm cách chuyển hướng nền kinh tế về mô hình dựa trên lực cầu nội địa.
Australia không sẵn sàng động đến vấn đề chính trị, bởi Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất, mua tới 38% tổng lượng hàng xuất khẩu của Canberra năm ngoái. Tháng 7/2019, Trung Quốc chính thức trở thành nhà mua lớn nhất thịt bò Australia. Do khó thay thế bằng nguồn cung trong nước, Trung Quốc quyết định nới lỏng hạn chế với lúa mạch Mỹ nhập khẩu cùng tuần cân nhắc áp thuế với lúa mạch Australia.
Quan hệ thương mại khiến một số chính phủ “nhắm mắt làm ngơ” với những hành động chính trị khó chấp nhận của Trung Quốc.
“Đã có nhiều quốc gia nghĩ đến rủi ro từ việc bỏ tất cả trứng của họ vào một giỏ và bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, Dali Yang, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago, nói. “Đại dịch Covid-19 càng làm rõ điều này”.
Cuộc họp ngày 22/5 của quốc hội Trung Quốc diễn ra vào thời điểm quan trọng, vai trò của Trung Quốc trong kinh tế toàn cầu đang được thảo luận cả ở trong và ngoài nước.
Một tài liệu tư vấn gần đây từ Viện Trung Quốc về Khoa học Xã hội, viện chính sách có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, nhận định 5 năm tới sẽ mang đến “những thay đổi lớn chưa từng có trong thế kỷ” với Bắc Kinh , có thể là sự đổ vỡ hoặc cô lập hoàn toàn của Trung Quốc  bởi “trò chơi chiến lược giữa các cường quốc gia tăng, hệ thống và trật tự quốc tế được cải tổ”. 

   Tài liệu đề cập đến “sự thù địch gia tăng” và cho rằng để ứng phó, Trung Quốc nên hướng nội nhiều hơn, nuôi dưỡng công nghệ trong nước, phụ thuộc vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng.
Những từ ngữ thường được dùng trong thập kỷ trước về “giai đoạn cơ hội chiến lược” của Trung Quốc không xuất hiện, bị thay thế bằng quan điểm thù địch hơn với thế giới từ nhóm nhà ngoại giao “chiến binh sói”.
Nhóm quan chức này, do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên) và Hua Chunying (Hoa Xuân Doanh) dẫn dắt, càng khiến căng thẳng Trung Quốc – phương Tây gia tăng liên quan Covid-19.
“Những chính trị gia ‘chiến binh sói’ đó hành động giống như Tony Soprano”, chủ tịch công ty tư vấn APCO, Jim McGregor, nói, nhắc đến ông trùm băng đảng nổi tiếng của truyền hình Mỹ.
Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị cô lập trong trật tự kinh tế toàn cầu mới - Ảnh 2.
Đóng góp của xuất khẩu vào GDP Trung Quốc qua các năm.

Trung Quốc đang xa lánh các đối tác thương mại giữa lúc kinh tế nước này gặp khó khăn. Trong quý I, GDP giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, lần thu hẹp mạnh nhất kể từ năm 1976.
“Mức độ cứng rắn của những người theo lập trường này gia tăng”, theo Chen Zhiwu, giám đốc Viện Toàn cầu châu Á tại Đại học Hong Kong. “Mọi thứ họ nói hay làm với các quốc gia khác đều cứng rắn hơn, không chỉ với Australia. Họ không cảm thấy cần phải thận trọng ứng phó với nhiều nước khác”.
Tuy nhiên, dù giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, Trung Quốc vẫn không hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới. Cú sốc từ việc lực cầu hàng hóa Trung Quốc giảm trên thế giới vì Covid-19 có thể tác động mạnh đến nền kinh tế số hai thế giới trong quý II.
Trước khi Covid-19 xuất hiện, John Jiang vận chuyển khoảng 10 container trang sức và phụ kiện mỗi tháng từ ba nhà máy ở tỉnh An Huy và Hồ Nam, Trung Quốc, đến bên mua ở nước ngoài. Giờ đây, con số trên chỉ còn 1.
“Chúng tôi từng theo định hướng xuất khẩu 100% nhưng giờ đây, lượng hàng bán trong nước lại gia tăng”, Jiang nói. Ông bắt đầu nhập thực phẩm để cung cấp cho thị trường 1,4 tỷ dân để ứng phó với lực cầu hàng hóa không thiết yếu giảm.
“Các sản phẩm của chúng tôi đều rẻ, đắt nhất cũng không quá 40 nhân dân tệ (5,6 USD) nên tôi không nghĩ công ty sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ việc lực cầu suy giảm. Thực phẩm vẫn là hàng hóa thiết yếu và người dân Trung Quốc thích hàng nhập khẩu hơn nội địa vì chất lượng tốt hơn”.
Các quan chức và cố vấn kỳ cựu kêu gọi Trung Quốc có cách tiếp cận thận trọng hơn và không phá hủy những cây cầu đã giúp Bắc Kinh phát triển kinh tế trong 40 năm qua.
Long Yongtu, người đàm phán để Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, giúp Trung Quốc có giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ bị tách khỏi trật tự kinh tế toàn cầu mới.
“Trung Quốc cũng là một thành viên quan trọng trong toàn cầu hóa. Do đó, khi mọi người bắt đầu đề cập ‘phi toàn cầu hóa’, tất nhiên, chúng ta cũng cần cảnh giác cao”.
Shi Yinhong, cố vấn Quốc vụ Viện Trung Quốc, kêu gọi các “chiến binh sói” dịu giọng, mô tả họ không nhận ra sự phức tạp của địa chính trị hiện đại và hành động “quá vội vã, quá sớm và quá ồn ào”.
Thế giới cũng đang tái đánh giá quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ giữa nước này với châu Âu và Mỹ xấu đi vì Covid-19. Ngay cả những thị trường phụ thuộc vào lực cầu từ Trung Quốc với hàng hóa của họ như Australia và Brazil cũng có xu hướng này.
Chỉ 4 tháng sau ký kết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 đã gặp trở ngại. Nghiên cứu từ Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế cho thấy Trung Quốc chỉ mua 19,8 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 12 tháng tính đến hết tháng 3, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 43,2 tỷ USD đề ra trong thỏa thuận. Tổng thống Donald Trump đã dọa hủy bỏ thỏa thuận nếu Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết.
Hy vọng về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 đang ngày càng mờ nhạt, ngay cả với những người lạc quan nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét