Kết quả khảo sát của Reuters dự đoán tăng trưởng kinh tế Quý I năm 2020 của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 4.5%, so với mức tăng 6.0% của Quý trước đó.
Tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể giảm về 4.5%
Dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới (Covid-19)
bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và lan ra nhiều tỉnh thảnh
của Trung Quốc Đại lục có thể khiến nền kinh tế số 2 thế giới rơi vào kỳ
tăng
trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Hãng Reuters đã khảo sát 40 nhà kinh tế học ở Trung Quốc Đại lục, Hồng Kong, Singapore, châu Âu, và Mỹ, từ ngày 7 đến 13/2 để dự đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong Quý đầu tiên năm 2020,
Mức tăng trưởng dự đoán 4.5% trong Quý I được cho là sẽ kéo tỉ lệ tăng trưởng cả năm 2020 xuống đến mức 5.5% - so với mức tăng 6.1% của năm 2019. Dịch bệnh có thể khiến Trung Quốc đối mặt với một năm tăng trưởng kinh tế yếu nhất, ít nhất kể từ năm 1990 - khi các số liệu so sánh bắt đầu được thống kê.
Dù vậy, các nhà kinh tế tỏ ra lạc quan trước triển vọng nền kinh tế Trung Quốc sớm hồi phục trong Quý II, với dự báo tăng trưởng khôi phục đến mức trung bình 5.7%.
Theo Reuters, các chỉ số dự báo được đẩy cao hơn nhờ những đánh giá lạc quan từ các nhà kinh tế của Trung Quốc.
Tính
đến hết ngày 13/2, dịch bệnh do Covid-19 gây ra (Trung Quốc gọi là dịch
NCP) đã khiến hơn 1.400 người tử vong tại Đại lục. Dù các thống kê chỉ
ra tỉ lệ tử vong do dịch NCP thấp hơn nhiều do với dịch SARS năm 2003
tại Trung Quốc, số lượng người chết do NCP đã vượt qua số người tử vong
do dịch SARS (774 người trên toàn thế giới).
Nhà kinh tế Freya Beamish của Pantheon Macroeconomics (Anh) nhận định, "Sản lượng bị tổn thất có thể sẽ được bù đắp trong thời gian còn lại của năm. Tuy nhiên, một số hoạt động của ngành dịch vụ sẽ hoàn toàn mất đi, ví dụ người ta sẽ không đi cắt tóc 2 lần chỉ bởi vì họ đã không thể cắt tóc [trong Quý I], hay sẽ mua hai ly cà phê để bù lại cho cơ hội tiêu dùng bị bỏ lỡ."
Vũ Hán chính thức áp đặt biện pháp phong tỏa toàn thành phố từ ngày 23/1, ngay trước thềm Tết Âm lịch - thường là giai đoạn bùng nổ trong năm của những ngành dịch vụ như ẩm thực, giải trí,... và là kỳ nghỉ các nhà kinh tế học phổ biến nhận định sẽ thúc đẩy tăng trưởng đáng kể.
Quá trình hồi phục của Trung Quốc sẽ chậm chạp
Trong một câu hỏi khảo sát độc lập của Reuters, 15 nhà kinh tế học dự đoán tăng trưởng Quý I của Trung Quốc có thể tụt xuống đến 3.5% trong kịch bản xấu nhất.
"Tôi cho rằng virus sẽ được kiểm soát vào tháng 4. Tuy nhiên, trong kịch bản tệ nhất, tăng trưởng có thể giảm xuống mức 2-3% trong Quý I và 5% trong năm 2020," Ye Bingnan - nhà phân tích kinh tế vĩ mô ở Bank of China International, Bắc Kinh.
Dự đoán xấu nhất cho năm 2020 mà các nhà kinh tế đưa ra phù hợp với các số liệu, cũng như dự báo của chính phủ Trung Quốc, nghĩa là tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của nước này có thể giảm đến 1% so với năm 2019.
"Chúng tôi không kỳ vọng một sự phục hồi chóng vánh của nền kinh tế, ngay cả khi không có thêm ca lây nhiễm [virus Covid-19] nào. Sau khi virus corona được ngăn chặn, [nền kinh tế Trung Quốc] có thể phải mất tới 4 quý để phục hồi toàn bộ," bà Iris Pang, chuyên gia kinh tế tại ING ở Hồng Kông (Trung Quốc), dự báo.
"So với dịch SARS năm 2003, [dịch NCP] gây thiệt hại lớn hơn nhiều."
Từ sau đại dịch SARS, cơ cấu kinh tế Trung Quốc đã chuyển biến đáng kể để trở thành một nền kinh tế phát triển theo hướng tiêu dùng và dịch vụ, so với chỉ là "công xưởng của thế giới" như trước đây.
Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, lên mức 16%, kể từ khi SARS bùng phát. Do đó, bất kỳ sự gián đoạn lớn nào đối với hoạt động kinh tế ở Trung Quốc sẽ tác động lớn hơn đến nền kinh tế thế giới hiện nay.
Nhà chiến lược tiền tệ Lee Hardman thuộc MUFG chỉ ra, "Mỗi ngày trong tháng 2 đều là 'hạn chót', trong bối cảnh số liệu về dịch virus corona ở Vũ Hán tiếp tục cập nhật. Đối với đồng nhân dân tệ, câu chuyện tổng thể về sụt giá vẫn sẽ tiếp diễn."
Xin mời độc giả TẠI ĐÂY để nhận thông tin mới nhất, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước dưới tác động của dịch virus corona.
trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Hãng Reuters đã khảo sát 40 nhà kinh tế học ở Trung Quốc Đại lục, Hồng Kong, Singapore, châu Âu, và Mỹ, từ ngày 7 đến 13/2 để dự đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong Quý đầu tiên năm 2020,
Mức tăng trưởng dự đoán 4.5% trong Quý I được cho là sẽ kéo tỉ lệ tăng trưởng cả năm 2020 xuống đến mức 5.5% - so với mức tăng 6.1% của năm 2019. Dịch bệnh có thể khiến Trung Quốc đối mặt với một năm tăng trưởng kinh tế yếu nhất, ít nhất kể từ năm 1990 - khi các số liệu so sánh bắt đầu được thống kê.
Dù vậy, các nhà kinh tế tỏ ra lạc quan trước triển vọng nền kinh tế Trung Quốc sớm hồi phục trong Quý II, với dự báo tăng trưởng khôi phục đến mức trung bình 5.7%.
Theo Reuters, các chỉ số dự báo được đẩy cao hơn nhờ những đánh giá lạc quan từ các nhà kinh tế của Trung Quốc.
Nhà kinh tế Freya Beamish của Pantheon Macroeconomics (Anh) nhận định, "Sản lượng bị tổn thất có thể sẽ được bù đắp trong thời gian còn lại của năm. Tuy nhiên, một số hoạt động của ngành dịch vụ sẽ hoàn toàn mất đi, ví dụ người ta sẽ không đi cắt tóc 2 lần chỉ bởi vì họ đã không thể cắt tóc [trong Quý I], hay sẽ mua hai ly cà phê để bù lại cho cơ hội tiêu dùng bị bỏ lỡ."
Vũ Hán chính thức áp đặt biện pháp phong tỏa toàn thành phố từ ngày 23/1, ngay trước thềm Tết Âm lịch - thường là giai đoạn bùng nổ trong năm của những ngành dịch vụ như ẩm thực, giải trí,... và là kỳ nghỉ các nhà kinh tế học phổ biến nhận định sẽ thúc đẩy tăng trưởng đáng kể.
Quá trình hồi phục của Trung Quốc sẽ chậm chạp
Trong một câu hỏi khảo sát độc lập của Reuters, 15 nhà kinh tế học dự đoán tăng trưởng Quý I của Trung Quốc có thể tụt xuống đến 3.5% trong kịch bản xấu nhất.
"Tôi cho rằng virus sẽ được kiểm soát vào tháng 4. Tuy nhiên, trong kịch bản tệ nhất, tăng trưởng có thể giảm xuống mức 2-3% trong Quý I và 5% trong năm 2020," Ye Bingnan - nhà phân tích kinh tế vĩ mô ở Bank of China International, Bắc Kinh.
Dịch
virus corona bùng phát là đòn đánh nặng nề vào lĩnh vực dịch vụ, tiêu
dùng của Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Âm lịch 2020 (Ảnh: EPA)
"Chúng tôi không kỳ vọng một sự phục hồi chóng vánh của nền kinh tế, ngay cả khi không có thêm ca lây nhiễm [virus Covid-19] nào. Sau khi virus corona được ngăn chặn, [nền kinh tế Trung Quốc] có thể phải mất tới 4 quý để phục hồi toàn bộ," bà Iris Pang, chuyên gia kinh tế tại ING ở Hồng Kông (Trung Quốc), dự báo.
"So với dịch SARS năm 2003, [dịch NCP] gây thiệt hại lớn hơn nhiều."
Từ sau đại dịch SARS, cơ cấu kinh tế Trung Quốc đã chuyển biến đáng kể để trở thành một nền kinh tế phát triển theo hướng tiêu dùng và dịch vụ, so với chỉ là "công xưởng của thế giới" như trước đây.
Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, lên mức 16%, kể từ khi SARS bùng phát. Do đó, bất kỳ sự gián đoạn lớn nào đối với hoạt động kinh tế ở Trung Quốc sẽ tác động lớn hơn đến nền kinh tế thế giới hiện nay.
Nhà chiến lược tiền tệ Lee Hardman thuộc MUFG chỉ ra, "Mỗi ngày trong tháng 2 đều là 'hạn chót', trong bối cảnh số liệu về dịch virus corona ở Vũ Hán tiếp tục cập nhật. Đối với đồng nhân dân tệ, câu chuyện tổng thể về sụt giá vẫn sẽ tiếp diễn."
Xin mời độc giả TẠI ĐÂY để nhận thông tin mới nhất, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước dưới tác động của dịch virus corona.
Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét