Biết cách lắng nghe, chúng ta có thể nhận ra tính cách và hành vi giả tạo mà người khác che giấu.
Có rất nhiều kiểu người sẽ xuất
hiện xung quanh bạn, như ở công sở, ở ngoài đường, những nhóm bạn chơi
chung... Và trong số đó, thật buồn khi phải thú nhận rằng không phải ai
cũng đối xử với bạn thật lòng. Tệ hơn nữa đó còn là những người rất giả
tạo.
Thông thường, một người chân thành và đáng tin cậy nói chuyện rất đơn giản và dứt khoát. Còn
người giả tạo, thích che giấu bản chất thường vô tình mắc phải 3 thói quen này, chỉ cần để ý kỹ,
chúng ta có thể nhận ra ngay.
1. Luôn hỏi: "Bạn nghĩ sao?" - Không tỏ thái độ rõ ràng mà gió chiều nào che chiều ấy
Một người càng đơn giản càng thích thể hiện suy nghĩ của mình. Khi được hỏi ý kiến, họ thường muốn thể hiện lập trường và cái nhìn của mình nhanh chóng. Ngược lại, một người giả tạo hiếm khi thực sự thể hiện suy nghĩ thật trong lòng họ. Trong giao tiếp, họ rất thận trọng, luôn thích hỏi ý kiến và cái nhìn của người khác trong khi giữ kín lập trường của bản thân, khiến mọi người không hiểu những điều thực sự diễn ra trong đầu họ.
Chúng ta hẳn cũng từng gặp một người lãnh đạo như thế. Càng nói chuyện với ông ấy, bạn càng không bao giờ biết ý nghĩ thực sự đằng sau nụ cười của người đó là gì. Và sau cuộc đối thoại, ông ấy che giấu mục đích của mình một cách hoàn hảo nhưng nhìn thấu bản thân chúng ta vô cùng rõ ràng.
Tương tự như vậy, trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng sẽ gặp những người không bao giờ từ chối, không chủ động và không chịu trách nhiệm. Thái độ ba phải, mơ hồ như vậy là một biểu hiện hết sức khôn khéo nhưng cũng vô cùng dối trá và giả tạo của đối phương mà chúng ta phải thực sự tinh ý mới có thể phát hiện ra sự thật.
2. Thích khoe khoang, phóng đại: "Anh/chị giỏi thế!"
Khi người thành thực chân thành khen bạn, họ thường nhiệt tình khen một điểm cụ thể, một chi tiết nào đó gây ấn tượng nhất với họ. Ngược lại, một lời khen giả tạo vừa cho người ta cảm giác phóng đại, vừa chung chung và không đưa ra nhận xét nào rõ ràng.
Không
hẳn là người đó không thích bạn, không ngưỡng mộ bạn hay phủ nhận năng
lực của bạn, chỉ là những người giả tạo hay có thói quen gặp ai cũng
khen. Họ thích xây dựng mạng lưới liên lạc suôn sẻ, tràn ngập những điều
tích cực và tạo cảm giác mọi người đều là bạn tốt của mình vì hầu như
ai cũng thích nghe những lời khen ngợi.
Trong vòng tròn xã hội của họ không có người thích hay người ghét, cũng không đủ chỗ cho các nguyên tắc tồn tại. Vì họ chỉ cho rằng, mối quan hệ nên chia ra làm hai loại là có thể lợi dụng hay không mà thôi.
3. Hay nói "Đấy là tôi biết thế thôi" - Thích "vuốt đuôi" sau khi nói
Rất nhiều người sống giả tạo thích nói chuyện vuốt đuôi như vậy. Người có đủ tri thức và hiểu biết sẽ đưa ra quan điểm rõ ràng, có nguyên tắc và không bao giờ mơ hồ hay lập lờ nước đôi. Còn bản thân kẻ giả tạo luôn kiêng kị, cẩn trọng từng lời nói ra, từng ý kiến đóng góp và sợ hãi người khác biết được ý đồ thực sự của mình. Họ vừa muốn tạo cho người khác cảm giác bản thân rất thông minh giỏi giang, vừa không muốn bị vạch trần nếu lỡ nói điều gì sai trái nên hình thành nói quen nói chuyện nước đôi như vậy.
Thay
vì để những người thực sự khôn ngoan nhận ra bản chất thật, nếu muốn
được người khác thật sự tin phục, bạn nên đối xử với mọi người xung
quanh bằng sự chân thành và tin tưởng toàn vẹn. Cho dù không được tất cả
yêu thích, không có mạng lưới quan hệ rộng khắp, quen biết hết thảy mọi
người, chúng ta vẫn tìm được những người bạn bè thật sự có thể chân
thành chia sẻ, chân thành quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Đây mới là mối
quan hệ cao cấp mà người trưởng thành cần hướng tới chứ không phải sự xã
giao hời hợt, không có chút giá trị nào, lại càng không phải sự lợi
dụng, hướng tới những mục đích tư lợi cá nhân.
Thông thường, một người chân thành và đáng tin cậy nói chuyện rất đơn giản và dứt khoát. Còn
người giả tạo, thích che giấu bản chất thường vô tình mắc phải 3 thói quen này, chỉ cần để ý kỹ,
chúng ta có thể nhận ra ngay.
Một người càng đơn giản càng thích thể hiện suy nghĩ của mình. Khi được hỏi ý kiến, họ thường muốn thể hiện lập trường và cái nhìn của mình nhanh chóng. Ngược lại, một người giả tạo hiếm khi thực sự thể hiện suy nghĩ thật trong lòng họ. Trong giao tiếp, họ rất thận trọng, luôn thích hỏi ý kiến và cái nhìn của người khác trong khi giữ kín lập trường của bản thân, khiến mọi người không hiểu những điều thực sự diễn ra trong đầu họ.
Chúng ta hẳn cũng từng gặp một người lãnh đạo như thế. Càng nói chuyện với ông ấy, bạn càng không bao giờ biết ý nghĩ thực sự đằng sau nụ cười của người đó là gì. Và sau cuộc đối thoại, ông ấy che giấu mục đích của mình một cách hoàn hảo nhưng nhìn thấu bản thân chúng ta vô cùng rõ ràng.
Tương tự như vậy, trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng sẽ gặp những người không bao giờ từ chối, không chủ động và không chịu trách nhiệm. Thái độ ba phải, mơ hồ như vậy là một biểu hiện hết sức khôn khéo nhưng cũng vô cùng dối trá và giả tạo của đối phương mà chúng ta phải thực sự tinh ý mới có thể phát hiện ra sự thật.
2. Thích khoe khoang, phóng đại: "Anh/chị giỏi thế!"
Khi người thành thực chân thành khen bạn, họ thường nhiệt tình khen một điểm cụ thể, một chi tiết nào đó gây ấn tượng nhất với họ. Ngược lại, một lời khen giả tạo vừa cho người ta cảm giác phóng đại, vừa chung chung và không đưa ra nhận xét nào rõ ràng.
Với người giả tạo, nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì lời chúc mừng của họ chưa chắc đã đáng tin.
Trong vòng tròn xã hội của họ không có người thích hay người ghét, cũng không đủ chỗ cho các nguyên tắc tồn tại. Vì họ chỉ cho rằng, mối quan hệ nên chia ra làm hai loại là có thể lợi dụng hay không mà thôi.
3. Hay nói "Đấy là tôi biết thế thôi" - Thích "vuốt đuôi" sau khi nói
Rất nhiều người sống giả tạo thích nói chuyện vuốt đuôi như vậy. Người có đủ tri thức và hiểu biết sẽ đưa ra quan điểm rõ ràng, có nguyên tắc và không bao giờ mơ hồ hay lập lờ nước đôi. Còn bản thân kẻ giả tạo luôn kiêng kị, cẩn trọng từng lời nói ra, từng ý kiến đóng góp và sợ hãi người khác biết được ý đồ thực sự của mình. Họ vừa muốn tạo cho người khác cảm giác bản thân rất thông minh giỏi giang, vừa không muốn bị vạch trần nếu lỡ nói điều gì sai trái nên hình thành nói quen nói chuyện nước đôi như vậy.
Người càng thiếu chân thành lại càng thích thể hiện mọi thứ ở mọi lúc, mọi nơi.
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét