Đằng sau vẻ bề ngoài đình trệ của môi trường chính trị trong nước, có
nhiều dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi về chính trị mang tính căn bản
đang diễn ra tại Trung Quốc. Vào mùa thu năm 2011, một nhóm các công dân
độc lập với số lượng lớn bất thường đã thực hiện nhiều chiến dịch gây
tiếng vang nhằm cạnh tranh các vị trí đại biểu tại nhiều hội đồng địa
phương. Cùng thời gian đó, nhiều nhóm ”cư dân mạng” đã đến một ngôi làng
nhỏ ở tỉnh Sơn Đông với mục đích thăm Trần Quang Thành, một nhà hoạt
động nhân quyền đang bị quản thúc tại gia, bất chấp các báo cáo liên
tiếp về việc những người đến thăm ông trước đó bị đánh đập. Tháng 7 năm
2011, một vụ tai nạn tàu hỏa gần thành phố Ôn
Châu đã gây ra một cơn bão chỉ trích chính phủ trên “weibo”- các trang
blog nhỏ tại Trung Quốc thu hút gần 200 triệu người theo dõi. Mặc dù
trên đây chỉ là ba ví dụ nhỏ, nhưng chúng cho thấy sự phát triển của một
một xã hội dân sự mang tính độc lập và phản ánh chế độ chính trị của
Trung Quốc đang ngày càng bị thách thức.
Thực tế cho thấy Trung Quốc đang di chuyển gần hơn đến
việc chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết hiện đại hóa cổ điển, rằng
sự phát triển kinh tế cuối cùng cũng sẽ dẫn đến dân chủ hóa. Chúng tôi
có lý do để lạc quan rằng Trung Quốc sẽ trở thành một nền dân chủ, và dự
đoán Trung Quốc sẽ tiến hành dân chủ hóa vào khoảng năm 2020. Dự đoán bắt nguồn từ bốn xu hướng lớn kết nối chặt chẽ với nhau: quá trình
phát triển kinh tế, sự thay đổi về văn hóa, xu hướng lãnh đạo chính trị,
và môi trường toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét