Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Báo động đỏ về an toàn thực phẩm: Trách nhiệm các bộ, ngành ở đâu? Chỉ có chế độ một đảng độc tài mới có chuyện vô trách nhiệm như thế này, đây là tội ác.


Bến Tre: Chủ tịch UBND xã Lương Hòa treo cổ tự tử

“Đường đi” chết chóc của rượu độc 5

Các bệnh nhân vụ ngộ độc đang điều trị tích cực tại BV Đa khoa tỉnh Lai Châu. Ảnh: TRẦN TUẤN
Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng bởi vụ ngộ độc thực phẩm tại bản Tả Chải, Ma Ly Chải, Phong Thổ (Lai Châu) ngày 13.2 vừa qua khiến 38 người nhập viện, trong đó có 7 ca tử vong thì ngày 15.2 lại có thông tin về vụ ngộ độc tập thể khiến hơn 60 người nhập viện tại xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) sau bữa cỗ cưới của một người dân.
  • Xử phạt 5.600 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trong dịp Tết
  • Vĩnh Long: Hơn 100 học sinh bị ngộ độc thực phẩm
  • Vụ ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu: “Rượu cực độc” được uống trong đám ma
  • Ăn cỗ cưới, 81 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm
Trước đó, hôm 6.2, là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể khiến 50 người nhập viện tại Bản Pát, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đó là những câu chuyện rất thời sự trong bối cảnh buổi làm việc của Đoàn giám
sát của Quốc hội với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Y tế cùng một số cơ quan có liên quan về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016”, diễn ra sáng 15.2.
Kiểm tra 1.000 cơ sở chỉ xử phạt 2 cơ sở
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế - cho hay, hiện nay tình trạng sử dụng chất cấm để nhuộm màu thực phẩm có diễn biến phức tạp, vấn đề bếp ăn còn nhiều mối lo ngộ độc thực phẩm. Theo ông Phong, nguyên nhân chủ quan là do cán bộ nhận thức chưa đầy đủ, ý thức trách nhiệm người sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Có tỉnh 1 năm kiểm tra, thanh tra 1.000 cơ sở nhưng chỉ xử phạt 2 cơ sở.
Theo ông Phùng Đức Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Tổ trưởng tổ giúp việc cho Đoàn giám sát - qua giám sát tại 13 địa phương, đoàn giám sát nhận thấy, hầu hết các tỉnh đã có quy hoạch sản xuất, giết mổ. Một số doanh nghiệp lớn đã tập trung đầu tư cho thực phẩm an toàn tạo được một số chuỗi nông sản sạch cung ứng ra thị trường, hệ thống phòng kiểm nghiệm đã được nâng cao và hiện đại hóa ở Trung ương. Tuy nhiên vấn đề bếp ăn còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, việc xử lý thực phẩm chức năng còn nhức nhối, riêng tại Nghệ An đã thu được 202 tấn.
Nguyên nhân của những vấn đề trên, theo ông Tiến là do ban hành văn bản tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa kịp thời, đôi khi còn chồng chéo. Một sản phẩm mà 3 bộ quản lý nên công tác thanh tra, kiểm tra diễn ra phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp. “Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ở vùng nông thôn ngày càng nặng nên khó đảm bảo được an toàn trong sản xuất thực phẩm sạch. Như ở Hà Nội vẫn còn tình trạng giết mổ trong làng, xóm để dưới một khoang đất, rồi quá trình vận chuyển 1 xe máy chở 4 con lợn đi khắp nơi, bày bán chưa hợp lý. Số vụ ngộ độc tại nhiều tỉnh vẫn còn rất lớn. Trong khi đó qua giám sát trao đổi với địa phương thấy những vụ vi phạm đều có quan hệ họ hàng, hàng xóm cho nên xử phạt không nghiêm” - ông Tiến chỉ rõ.
Báo động đỏ về an toàn thực phẩm: Trách nhiệm các bộ, ngành ở đâu? ảnh 1
Bệnh nhân vụ ngộ độc đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Ảnh: Infonet
Xử phạt cán bộ thông đồng thế nào?

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề: Công tác thanh tra, kiểm tra diễn ra thường xuyên nhưng qua giám sát thực tế thấy rằng tình hình ở nhiều địa phương đã ở mức báo động, có nơi đến giới hạn đỏ. Vậy trách nhiệm các bộ, ngành như thế nào?. Theo ông Hiển, kiểm tra, thanh tra triển khai rất nhiều đoàn, trên 3 triệu cơ sở nhưng phát hiện 20% vi phạm. Tính ra mỗi cuộc xử phạt chỉ có 200.000 đồng. “Vi phạm nghiêm trọng mà xử phạt như thế này, không có vụ nào xử lý hình sự, trong khi có nhiều vụ nghiêm trọng. Báo chí đưa tin, ruốc bán 120.000 đồng/kg, kiểm tra thấy 1/3 là ruốc, còn lại là bột mà cơ sở ở ngay gần trụ sở xã. Đó là câu chuyện cần đặt ra. Vậy mà các cuộc kiểm tra đều không biết. Đó là do thiếu người hay chúng ta chưa vào cuộc? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý thế nào?. Không thể để vì lợi ích thành tích của địa phương mà quên đi lợi ích của cộng đồng?”- ông Hiển nói.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh, có thực trạng khi đi kiểm tra thì có việc cán bộ nhắn tin cho cơ sở biết nên đến kiểm tra “rất đẹp”, nhưng sau đó thực tế lại khác. Như vậy là đối phó, vậy quy trách nhiệm cán bộ thế thế nào? Chúng ta xử phạt cán bộ thông đồng thế nào?.
Giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: 3 bộ phải chịu trách nhiệm trong quá trình thực thi, nhưng còn vấn đề được ít người nhắc đến chính là chính quyền địa phương các cấp. Bộ trưởng Tiến phân trần: “Ví dụ nơi sản xuất rượu giả, thực phẩm bẩn thì chắc chắn Công an xã, Trưởng thôn, Trưởng ấp phải biết. Gần đây thanh-kiểm tra rất quyết liệt nhưng chính là do xử phạt chưa nghiêm, còn nể nang tránh né”.
Từ đó, Bộ trưởng Tiến đề xuất, sắp tới nên làm rõ vai trò của lực lượng công an viên bán chuyên trách bám sát khu vực, Tổ trưởng khu vực dân phố vào trong giám sát và phát hiện.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong thanh tra, kiểm tra, quan trọng nhất chính là “chân rết” tại cơ sở vì cơ sở nắm rất rõ địa bàn. Không thể cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn mà địa phương không biết. Cho nên bộ đã tham mưu Chính phủ trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm. Qua đó để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc chống lại mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cho ý kiến về vấn đề này, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Nguyễn Mai Bộ nói, quan trọng là cán bộ không làm, chứ không phải thiếu quy định pháp luật. Vì hiện Bộ luật Hình sự đã có quy định phạt tù đến 15 năm; xử hành chính hơn 500 triệu đồng nếu vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. “Nhiều khi người ta không dám xử lý vì qua giám sát thấy có cán bộ nói nếu xử lý thì về giỗ, họ về với ai?. Câu chuyện là bộ máy chính quyền địa phương không thực hiện chứ không phải không có chế tài. Phải giải mã cái đó thì mới được, nếu không cứ như thế thôi” - ông Bộ nói.
Bộ Y tế cho biết, kết quả khảo sát liên tục từ 2011 - 10.2016 cho thấy, ngộ độc thực phẩm vẫn đang là thách thức lớn. Toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ với 30.395 người mắc, 25.617 người đi viện và 164 người chết. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.
Vụ 7 người tử vong vì ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu: Nguyên nhân là uống rượu có lượng cồn công nghiệp vượt ngưỡng
Chiều 15.2, thông tin được phát đi từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, quá trình xét nghiệm 3 mẫu rượu được lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) cho kết quả: Hàm lượng methanol là 970mg/l cồn 1000, 556.000mg/l cồn 1000 và 475.000mg/l cồn 1000.
“Như vậy, kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol của 3 mẫu rượu này vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Do vậy, bước đầu xác định, nguyên nhân gây tử vong có thể do sử dụng rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép” - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết.
Chiều 15.2, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện đơn vị này đang khẩn trương cử đoàn các bác sĩ, kỹ thuật viên tiếp tục lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu hỗ trợ y tế địa phương điều trị cho các nạn nhận bị ngộ độc tại Lai Châu. Theo đó, sáng sớm ngày 16.2 sẽ xuất phát đi Lai Châu. N.LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét