Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Đây là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng thường hô hào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng hầu như không nhắc đến điều này , thật bần tiện, giả tạo. Hơn nữa nếu để một đảng thì điều này không bao giờ thành hiện thực. Chế độ Đa đảng- Dân bầu- Không bạo lực chuyện này là hết sức bình thường.


Sau khi nước nhà giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề trọng dụng, chiêu mộ nhân tài ra giúp nước. Người nói: "Nước nhà cần kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhiều nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc chắn không thiếu những người có tài, có đức. Vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khiếm khuyết ấy tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết". Người cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử: "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử... Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân". Đây là tư tưởng lấy dân làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ quan điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước: “Nhà nước của ta do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; Nhà nước ta do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động”, Người yêu cầu: "Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét