Chi phí đắt đỏ của chiến dịch tranh cử ở Mỹ là một vấn đề được thảo luận rộng rãi. Người ta đã nỗ lực kiểm soát phí tổn bằng cách hạn chế số tiền một nhà tài trợ có thể đóng góp và những cách thức chi tiêu của ứng viên cùng các đảng phái.
Một buổi vận động của Bush.
|
Các
ứng cử viên vào những vị trí tại các cơ quan chính quyền ở Mỹ thường
dựa vào 4 nguồn tài chính để tranh cử: cá nhân công dân trực tiếp quyên
góp tiền; các đảng chính trị của họ; các nhóm lợi ích, thường thông qua
các ủy ban hành động chính trị (PACs); và các nguồn của cá nhân hoặc gia
đình họ. Nguồn thứ năm - quỹ công - cũng có để sử dụng trong một số
cuộc bầu cử, đáng chú ý nhất là trong các cuộc bầu cử tổng thống kể từ
những năm 1970.
Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào phương tiện truyền
thông và phẩm chất chính trị chuyên nghiệp đã làm cho vận động bầu cử
ngày càng tốn kém. Các ứng viên tổng thống chi
607 triệu USD trong cuộc
bầu cử tổng thống năm 2000, trong khi các ứng viên vào Quốc hội chi hơn 1
tỷ USD. Trên thực tế, số tiền mà các ứng viên chi tiêu chiếm tỷ lệ ngày
càng ít trong tổng số tiền chi ra với mục đích gây ảnh hưởng đến các
cuộc bầu cử. Đó là do các đảng chính trị và nhóm lợi ích đóng vai trò
ngày càng lớn trong đối thoại trực tiếp với cử tri.
Theo truyền thống, các đảng chính trị và nhóm lợi ích
tập trung nguồn lực vào đóng góp tài chính cho các ứng viên. Họ chi tiền
tiếp xúc với cử tri, vừa thuyết phục cử tri thông qua các hoạt động
quảng cáo, thư tín... và đảm bảo rằng cử tri sẽ đi bỏ phiếu. Trong các
cuộc bầu cử hiện nay, các đảng chính trị và các nhóm lợi ích đều đóng
góp tiền cho các ứng cử viên được ủng hộ và chi tiền trực tiếp hơn để
tối đa hóa ảnh hưởng của họ đối với kết quả bầu cử. Hiện tượng này làm
cho việc theo dõi luồng tiền tệ trong các cuộc bầu cử trở nên khó khăn
hơn và khiến các nhà hoạch định chính sách gặp thách thức đặc biệt để
tìm cách kiểm soát nguồn tiền nằm ngoài sự quản lý trực tiếp của các ứng
cử viên.
Từ lâu, các nhà phê bình lo ngại mức chi tiêu cao
trong các cuộc bầu cử ở Mỹ cộng với việc dựa vào nguồn tài trợ của cá
nhân sẽ dẫn tới tình trạng các nhà tài trợ hoặc nhóm lợi ích giàu có tác
động quá mức đến chính sách công. Các giải pháp được đề xuất nhìn chung
đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng tiền cho mục đích
chính trị, bắt đầu bằng việc nâng cao tính minh bạch để công chúng nhận
thức được hoạt động tài trợ cho bầu cử và do đó ngăn không cho các
"nhóm lợi ích cục bộ" cản trở các "lợi ích công cộng".
Năm 1971, chính phủ Mỹ tạo ra một quỹ sáng lập một quỹ
để các công dân tự nguyện đóng góp tiền cho các chiến dịch tranh cử của
ứng viên tổng thống thông qua thuế thu nhập. Ứng viên chấp nhận quỹ
công này phải chấp nhận một giới hạn chi tiêu và không được phép gây quỹ
hay tiêu quỹ cá nhân khi được đảng đề cử. Cả Tổng thống Bush và Thượng
nghị sĩ Kerry, cũng giống như các ứng viên tổng thống chính khác kể từ
khi quỹ được thực hiện năm 1976, đã lựa chọn sử dụng hệ thống này. Trong
cuộc tổng tuyển cử năm 2004, giới hạn chi tiêu của mỗi người là 76
triệu USD.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ và Cộng hoà mỗi bên có thể chi
thêm 16 triệu USD phối hợp với ứng viên của mình và không hạn chế trong
những hoạt động không phối hợp. Và các nhóm lợi ích phi lợi nhuận cũng
có thể tham gia bằng cách làm các quảng cáo trên một số vấn đề cụ thể
phù hợp với quan điểm của ứng viên. Dự kiến, chi phí cho cuộc chạy đua
giành ghế tổng thống năm 2004 sẽ là đắt đỏ nhất trong lịch sử. Năm nay,
các chuyên gia ước đoán các ứng viên, đảng phái và nhóm lợi ích sẽ chi
khoảng một tỷ USD chỉ riêng trong lĩnh vực quảng cáo.
Năm 1974, nỗ lực cải cách tác động của tiền lên chính
trường Mỹ dẫn tới việc thành lập Uỷ ban Bầu cử Liên bang (FEC) - một cơ
quan cấp chính phủ phi đảng phái và độc lập. Nhiệm vụ của FEC là giám
sát các quy tắc, luật lệ trong tiến trình bầu cử, trong đó có cả việc sử
dụng quỹ bầu cử và tiết lộ tên các nhà tài trợ lớn. Đạo luật thành lập
FEC cũng hạn chế số tiền mà một cá nhân có thể đóng góp. Ngoài ra, những
khoản tiền từ công đoàn hay doanh nghiệp dành cho ứng viên cũng là bất
hợp pháp.
Hệ quả là nhiều công đoàn, doanh nghiệp và cá nhân
giàu có chuyển đóng góp cho các đảng chính trị. Những khoản tiền này,
theo luật không được sử dụng cho ứng viên mà cho các mục tiêu không phải
vận động như đang ký cử tri, được gọi là "tiền mềm". Không có hạn chế
lượng tiền giấy mà một cá nhân hay tổ chức được trao.
Đạo luật Cải cách tranh cử lưỡng đảng (BCRA) mà Tổng
thống Bush ký năm 2002 cấm các công đoàn, doanh nghiệp đóng góp tiền mềm
cho các chính đảng. Giới hạn mức đóng góp của các cá nhân dành cho ứng
viên và chính đảng, nguồn quỹ được gọi là "tiền cứng", được tăng gấp đôi
so với năm 1974. Chẳng hạn, các nhân có thể đóng góp 2.000 USD, thay vì
1.000 USD, cho ứng viên tổng thống, thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ. Mức
này được áp dụng trong "mỗi cuộc bầu cử", có nghĩa bầu cử sơ bộ và tổng
tuyển cử được tính riêng rẽ và do đó, mỗi nhà tài trợ có thể trao tới
4.000 USD cho một ứng viên trong một năm bầu cử.
Lệnh cấm tiền mềm và tăng mức trần tiền cứng đã ảnh
hưởng sâu sắc tới cách hoạt động của tiền trong những chiến dịch năm
2004. Các ứng viên nhận ra rằng họ có thể tăng số tiền vận động lên đáng
kể so với trước đây. Cả Tổng thống Bush và Thượng nghị sĩ Kerry đã phá
kỷ lục gây quỹ. Năm 2000, ứng viên George W. Bush thu được khoảng 100
triệu USD trong chiến dịch tranh cử vòng một - kỷ lục vào thời điểm đó.
Tính tới tháng 8/2004, Bush - Cheney gây được số tiền đáng kinh ngạc -
260 triệu USD. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Kerry cũng thu được 230
triệu USD.
Các đảng cũng thu được nhiều tiền hơn theo vòng quay
này. Trên thực tế, họ còn thu được nhiều tiền cứng hơn cả số tiền cứng
và tiền mềm cộng lại giành được năm 2000. Tuy nhiên, các đảng không được
phép nhận tiền mềm. Vậy số tiền này đi đâu?
Nhiều nhà quan sát lập luận số tiền từ các cá nhân, tổ
chức và công đoàn giàu có đã được quyên cho cái gọi là các tổ chức 527 -
lấy theo tên điều khoản trong luật thuế trao quyền miễn thuế cho các tổ
chức chính trị. Tổ chức 527 có thể tránh hạn chế tiền cứng, và do đó
không cần phải tuân theo các hạn chế luật pháp về tài chính tranh cử nếu
nó không đóng góp trực tiếp cho ứng viên. Trong cuộc bầu cử năm nay,
các nhóm kiểu này đã quyên được khoảng 300 triệu USD.
Nguyễn Hạnh tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét